Đồng hồ trong Khu chờ đợi tại Phi Trường Tân Sơn Nhứt vừa chỉ đúng 8 giờ 30.
Còn một giờ nữa thì chuyến bay Sàigòn - Đalạt mới cất cánh.
Khu đường bay Quốc Nội của Phi Trường Tân Sơn Nhứt hôm ấy quá đông người. Tiếng máy phóng thanh lưu ý hành khách đi khắp nơi, hòa lẫn tiếng ồn ào của những người đưa tiễn thân nhân làm huyên náo cả khu vực, giống như cảnh chợ phiên nhóm họp vào buổi sáng. Tôi ra khỏi Khu Chờ đợi, đi chậm rải trong khoảng sân rộng trước cửa Phi Trường, bỗng nghe có ai đó gọi.
- Khoa .. Đăng Khoa…
Tôi nhìn quanh khắp nơi chẳng thấy ai quen. Từ bên kia Câu Lạc Bộ phi trường, một Nữ Tiếp Viên Hàng Không (Hortesse de l’air) trong chiếc áo màu xanh da trời đang vẫy tay gọi tôi. Dù chưa biết là ai, nhưng vì nóng lòng muốn tìm biết người gọi mình, nên đi thật nhanh về hướng Câu Lạc Bộ. Vừa đến nơi, tôi đã nhận ra là chị Khánh Hoàng đang đứng trước quầy trả tiền. Tôi rất đổi ngạc nhiên không ngờ gặp chị nơi này.
- Kìa Chị Hoàng !
Tiếng động cơ máy bay quá ồn, sợ tôi nghe không rõ. Chị nói lớn tiếng .
- Khánh Vân đang ở nhà . Số …. Đường Trần Bình Trọng …… Quận ……Sàigòn
Em ghi rõ địa chỉ, Chị phải đi bay ngay bây giờ, không còn thì giờ nữa.
Nói dứt lời, chị đi thật nhanh về hướng Phi Trường, mặc cho tôi ngẫn ngơ nhìn chị, một Nữ tiếp viên Hàng không duyên dáng, thước tha với tà áo màu thiên thanh phất phơ trong nắng sớm, rồi hình bóng chị cũng khuất sau cánh cửa phòng dành riêng cho các Phi Hành đoàn trước giờ bay.
Chị Khánh Hoàng đến với tôi không mấy chốc lại đi, nhưng đã gợi lại trong tôi không biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, của thời học sinh tại Thành Phố hoa mộng năm xưa, nhất là vào năm cuối của bậc Trung học Đệ Nhị cấp.
Khu đường bay Quốc Nội của Phi Trường Tân Sơn Nhứt hôm ấy quá đông người. Tiếng máy phóng thanh lưu ý hành khách đi khắp nơi, hòa lẫn tiếng ồn ào của những người đưa tiễn thân nhân làm huyên náo cả khu vực, giống như cảnh chợ phiên nhóm họp vào buổi sáng. Tôi ra khỏi Khu Chờ đợi, đi chậm rải trong khoảng sân rộng trước cửa Phi Trường, bỗng nghe có ai đó gọi.
- Khoa .. Đăng Khoa…
Tôi nhìn quanh khắp nơi chẳng thấy ai quen. Từ bên kia Câu Lạc Bộ phi trường, một Nữ Tiếp Viên Hàng Không (Hortesse de l’air) trong chiếc áo màu xanh da trời đang vẫy tay gọi tôi. Dù chưa biết là ai, nhưng vì nóng lòng muốn tìm biết người gọi mình, nên đi thật nhanh về hướng Câu Lạc Bộ. Vừa đến nơi, tôi đã nhận ra là chị Khánh Hoàng đang đứng trước quầy trả tiền. Tôi rất đổi ngạc nhiên không ngờ gặp chị nơi này.
- Kìa Chị Hoàng !
Tiếng động cơ máy bay quá ồn, sợ tôi nghe không rõ. Chị nói lớn tiếng .
- Khánh Vân đang ở nhà . Số …. Đường Trần Bình Trọng …… Quận ……Sàigòn
Em ghi rõ địa chỉ, Chị phải đi bay ngay bây giờ, không còn thì giờ nữa.
Nói dứt lời, chị đi thật nhanh về hướng Phi Trường, mặc cho tôi ngẫn ngơ nhìn chị, một Nữ tiếp viên Hàng không duyên dáng, thước tha với tà áo màu thiên thanh phất phơ trong nắng sớm, rồi hình bóng chị cũng khuất sau cánh cửa phòng dành riêng cho các Phi Hành đoàn trước giờ bay.
Chị Khánh Hoàng đến với tôi không mấy chốc lại đi, nhưng đã gợi lại trong tôi không biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, của thời học sinh tại Thành Phố hoa mộng năm xưa, nhất là vào năm cuối của bậc Trung học Đệ Nhị cấp.
Thuở ấy làm sao
tôi quên được hình bóng một nữ sinh, với vẽ đẹp tự nhiên không chải chuốt, nàng
có đôi mắt bồ câu long lanh, cặp mi cong, đôi lông mày đen dài, môi đỏ đầy dục
vọng, mũi dọc dừa thanh tú, má lúm đồng tiền duyên dáng khi cười, nước da trắng
ngần làm tăng thêm nhan sắc của một thiếu nữ miền Nam, khiến cho không ít nam
sinh trong lứa tuổi của tôi thời bấy giờ đem lòng mơ tưởng.
Người nữ sinh ấy chính là Khánh Vân, em gái chị Khánh Hoàng mà tôi may mắn được học chung cùng năm Đệ Nhất với nàng. Thật lòng mà nói, tôi chẳng có đặc điểm nào khả dĩ gây được sự chú ý cho phái nữ, ngoại trừ có sức học tương đối khá và ngoại hình cũng dễ nhìn. Vì vậy mỗi lần được gọi lên bảng để giải những bài toán khó, Khánh Vân thường triều mến nhìn tôi bằng đôi
mắt thán phục. Từ
đó, tôi và Khánh Vân thân nhau trong tình học trò, rồi dần dần tình yêu nẩy nở
lúc nào không hay. Đang miên man với những kỷ niệm xưa, thì loa phóng thanh từ
Phi trường lại vang lên, đưa tôi về với thực tại.
- Chuyến bay Đà Lạt số …. sắp khởi hành, mời
hành khách ra cổng lên tàu.
Tôi chậm rải đi theo dòng người ra cổng chính, để đến phi cơ
đang chờ trên phi đạo, mà đầu óc cứ mãi suy nghĩ vẩn vơ.
Sau một giờ bay, chiếc phi cơ DC4 của Hàng Không Việt Nam đáp xuống phi trường Liên Khương dưới bầu trời đang đổ cơn mưa nhẹ, tôi cảm thấy lòng buồn vô hạn. Chiếc xe CAR của Air Việt Nam đưa tôi đến Thành Phố Đà Lạt lúc cơn mưa cũng vừa dứt.
Để kịp chuyến xe chiều đi Bảo Lộc, tôi nhanh chân đến bến xe,
tiếp nối đoạn đường cuối cùng đến Thị Xã Bảo Lộc, nơi tôi phải trình dịện Đơn vị
đầu tiên trong đời quân ngũ.
Chiếc Peugeot familiale bắt đầu đồ xuống đèo Prenn, rừng thông
hai bên đường, như chạy theo vẫy chào réo gọi tôi, người vừa mới trở lại Thành
Phố thơ mộng này sau bao năm xa cách. Trong khoảnh khắc đó, tôi bỗng nhớ lại cách
đây gần thập niên về trước, cũng tại nơi ngọn đèo Prenn này, trong lần du ngoạn
đến viếng các ngọn thác hùng vĩ của Tỉnh Tuyên Đức như Pongour, Gougah … do nhà
trường tổ chức. Sau khi cuộc du ngoạn chấm dứt, trên đường về chiếc xe buýt của
chúng tôi bị nổ bánh giữa lưng đèo lúc mặt trời sắp ngã bóng.
Tất cả chúng tôi phải xuống xe cuốc bộ tuy có mệt, nhưng riêng tôi thì rất vui, vì có dịp được đi chung thật lâu, trên quảng đường dài với Khánh Vân và chị Khánh Hoàng, Lúc đó chị Hoàng đang học Trường Pháp “ Couvent des Oiseaux “ cũng đi với chúng tôi trong chuyến du ngoạn lý thú này. Đi được một khoảng, thì bất ngờ chị lùi về phía sau, như cố ý để tôi và Khánh Vân nói chuyện với nhau được tự do. Thật ra, ngoài ánh mắt và nụ cười trao nhau suốt lộ trình, Khánh Vân và tôi chẳng ai nói điều gì khác, ngoài chuyện sách vở đang học ở trường để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm sắp tới.
Mùa thi rồi cũng đi qua, và mùa hè cũng đang đến. Vào một buổi
chiều dịu nắng, tôi từ nhà Nhà sách “ Thiên Nhiên “ trên đường trở về nhà, khi gần
đến nhà Khánh Vân bỗng có tiếng gọi lớn.
-
Khoa….Khoa... Đăng Khoa.
Vì con đường về nhà tôi, cũng cùng đường ngang qua nhà Khánh
Vân. Nghe biết tiếng Khánh Vân gọi tôi đứng lại, thì nàng cũng vừa đến.
Tôi hỏi đùa, hôm nay có việc gì mà gọi người ta bất ngờ vậy.
Khánh Vân trả lời với nét mặt không vui.
-
Có chuyện quan trọng, nên cả buổi chiều Vân chờ Khoa đi ngang qua đây để
báo tin.
-
Sao Vân biết tôi về lúc nào mà chờ đợi, tin quan trọng gì vậy.
Khánh Vân không trả lời ngay câu hỏi của tôi, nàng nhìn xuống
đất với nét mặt u buồn chậm rải nói thật nhỏ.
-
Vài ngày nữa Vân phải theo gia đình về lại Sàigòn. Khoa có buồn không.
Tôi choáng váng, thấy cả bầu trời như sụp đổ trước tin sét
đánh đó, chưa biết trả lời sao thì nàng đặt vào tay tôi một mãnh giấy và bảo
tôi mở ra đọc ngay. Mãnh giấy viết nghệch ngoặc vội vàng chỉ vỏn vẹn có 5 chữ bằng
bút đỏ.
“ Khoa hãy quên Vân đi “.
Sự việc đến với tôi quá bất ngờ, còn gì đau đớn cho bằng, khi
người mình từng yêu mến lại sắp bỏ ra đi. Tôi cố giử bình tỉnh hỏi tiếp.
-
Chừng nào thì gia đình đi.
-
Hai ngày nữa. Sau câu trả lời, Vân nhìn gương mặt buồn bả của tôi và lắc
đầu như nuối
tiếc cho mối tình vừa chớm nở lại phải rời xa.
Thời gian lúc này đối với tôi, như tính từng giờ từng
phút. Hai ngày nữa, nghĩa là chỉ còn 48
giờ, Khánh Vân sẽ mãi mãi rời xa thành phố này. Nghĩ như vậy, tôi không còn ngại
ngùng gì nữa, lần đầu tiên cầm lấy tay nàng. Khánh Vân cũng để yên, và chờ phản
ứng của tôi .
Cố nén niềm đau, tôi lấy lại bình tỉnh chậm rải hỏi.
-
Mình có nên gặp nhau lần cuối trước khi chia tay không .
Khánh Vân nhìn tôi thật lâu nàng gật đầu.
-
Khoa muốn Vân gặp lúc nào, tại đâu.
- 3 giờ chiều mai tại
chỗ cũ.
Tôi đến nơi hẹn ngồi chờ Khánh Vân không lâu, thì nàng cũng
vừa đến đúng giờ. Gặp tôi, nàng quay mặt nhìn xa vắng, không còn nụ cười tươi
trên môi như mỗi lần gặp nhau trước đây. Tôi trải tờ giấy báo trên thảm cỏ để
nàng ngồi, và lần đầu tiên tôi ngồi sát bên nàng, để tận hưởng hương thơm của
mái tóc. Cả hai đều yên lặng nhìn ra Hồ Xuân Hương, mặt hồ tỉnh lặng. Từng cơn
gió thoảng tạo thành những đợt sóng nhỏ lăn tăn, chạy xô nhau trên mặt nước.
Không gian cũng yên lặng một cách lạ thường, chỉ nghe tiếng chim ríu rít gọi
nhau về tổ, trước khi trời chiều buông xuống. Để đánh tan bầu không khí yên
tĩnh lúc bấy giờ, tôi ngập ngừng lên tiếng.
-
Khánh Vân về Sàigòn, bao giờ trở lại.
Khánh Vân ngước mặt nhìn tôi với đôi mắt u buồn, nàng nói rất
nhỏ như không muốn tôi nghe.
-
Vân không biết . . . Tôi hỏi tiếp.
-
Về Sàigòn, gia đình Vân ở đâu.
-
Vân cũng chưa biết, có thể ở Thị Nghè bên Gia Định, hoặc là Chợ Lớn tùy
nơi Ba của
Vân làm việc.
-
Biết đến khi nào Khoa mới gặp lại Vân đây. Người đi có biết người ở lại
buồn đến mức
độ nào không.
Sau lời nói này, Khánh Vân nhìn tôi rươm rướm nước mắt rồi
nàng gượng nói với tôi bằng câu nói không thật lòng.
-
Khoa hãy quên Vân đi, thời gian sẽ ….. Chưa nói hết câu, nàng lấy khăn
chậm nước mắt.
Tôi cảm thấy tim mình đau
nhói, mọi vật chung quanh như đảo lộn giữa vùng trời đen tối .
Còn gì nữa đâu, bao nhiêu mộng
ước mai sau, nay tan tành theo mây khói. Tôi muốn gào lên thật to.
- Ôi nhân thế ! Sao lắm điều cay đắng.
Rồi việc gì đến sẽ phải đến.
Hôm sau, trước cửa nhà Khánh Vân chiếc xe CAR thuê bao, bắt đầu chuyển bánh đưa
gia đình nàng rời xa Đà Lạt. Chờ chiếc xe đưa gia đình Khánh Vân khuất dạng dần
sau mấy cụm thông gìa, tôi mới thẩn thờ đi về nhà mà lòng nặng triểu với bao nổi
tiếc nhớ. Tôi tiếc vì chưa một lần thổ lộ chính thức tình yêu với nàng và cũng
như hôm nay, chưa được một lần đưa tiễn.
Thế là hết ….
Ngày tôi trình diện Đơn vị, là
một ngày vào đầu Thu, mưa rơi khắp đường phố trong Thị xã Bảo Lộc. Lòng đã vướng
buồn mà cảnh càng làm tôi buồn thêm. Sau khi mặc chỉnh tề bộ Treillis màu xanh
lá rừng và mang cấp bậc Chuẩn Úy trên cổ áo. Ông anh rể tôi là Chánh Văn Phòng
Tòa Hành Chánh Tỉnh Lâm Đồng, đưa tôi đến nơi tôi cần đến để trình diện. Đó là
Cơ quan An Ninh mới được thành lập không lâu tại Tỉnh này.
Sau khi chào kính vị Đại Úy
Trưởng Ty, tôi được ông hướng dẩn đến giới thiệu các Ban ngành trực thuộc, và bắt
tay một Sĩ Quan khóa 16 đã đến đây trước tôi khoảng 6 tháng. Anh ta và tôi ngồi
làm việc chung một phòng.
Giờ đây, từ nhân sự đến công
việc đối với tôi hoàn toàn xa lạ. Điều làm tôi lo lắng nhiều hơn cả, là ông
Chef của chúng tôi không bao giờ thấy ông nở nụ cười trên môi, nước da ngâm
đen, gương mặt lại khắc khổ, chiếc kiếng Rayban đen luôn che kín đôi mắt của
ông. Nhìn ông, ai cũng nghĩ ông là người khó tính. Dù vậy, khi trình diện và nhận
công việc xong, tôi lấy cớ phải thu xếp một số công việc còn dở dang, để xin
vài ngày phép về Sàigòn, nhưng thật ra, mục đích là đi tìm lại người xưa, theo
địa chỉ mà chị Khánh Hoàng cho tôi, khi gặp chị tại Phi trường Tân Sơn Nhứt.
Lần theo địa chỉ, không mấy
khó khăn để tìm ra nhà Khánh Vân. Tôi dựng chiếc Yamaha bên lề đường, khóa xe cẩn
thận mới đến cửa bấm chuông. Cửa mở, tôi nhận ra ngay người vừa mở cửa chính là
mẹ Khánh Vân. Thời gian đã khá lâu mà bà vẫn còn nhận ra tôi, vì trước đây khi
còn ở Đà Lạt, tôi chỉ gặp và chào bà có một lần. Tôi chưa kịp chào hỏi thì bà
đã lên tiếng.
-
Cháu vô nhà, Khánh Vân đang ở trong.
Bước vô phòng khách, thấy
Khánh Vân đang ngủ trưa trên chiếc divan bằng gỏ đỏ (loại gổ quí trên vùng cao
nguyên). Bị mẹ gọi bất ngờ, nàng bật dậy lơ lào nhìn chung quanh, chợt thấy tôi
nàng vô cùng kinh ngạc nói ú ớ.
-
Sao . . . biết Vân ở đây . Tôi thản
nhiên trả lời.
-
Khoa gặp chị Hoàng tại Phi Trường Tân Sơn Nhứt cho địa chỉ, mới tìm được
nhà ở đây.
Như ngầm hiểu vê chuyện quen
biết giữa tôi và Vân ngày xưa, nên mẹ Khánh Vân bỏ đi ra sau nhà, khi ấy nàng
cũng vào trong, mang ra cho tôi một ly nước cam đặt trước mặt rồi vô phòng
riêng. Một lát sau Vân đi ra với bộ đồ màu xanh lá mạ trên người. Nhìn nàng,
tôi không thể ngờ bây giờ nàng lại đẹp đến thế, đẹp hơn cả lúc còn đi học. Thấy
tôi cứ mãi nhìn, Vân cười và nói.
-
Bộ Vân lạ lắm sao mà Khoa nhìn dử vậy.
- Vân bây giờ đẹp lắm, đẹp nhiều hơn xưa.
Trong phòng khách hiện giờ chỉ
còn có tôi và Khánh Vân, nên tôi nghĩ đây là cơ hội duy nhứt đươc trực tiếp nói
chuyện nghiêm túc với nàng, để hiểu thêm tình cảm của nàng dành cho tôi có còn
được như xưa không, bởi vì đã nhiều năm dài, chẳng hề có thư từ qua lại, vã lại
mỗi người mỗi nơi, thì làm sao tránh khỏi lòng người không thay đổi.
Khánh Vân ngồi xuống ghế đối
diện và mời tôi uống nước. Tôi cúi xuống định bưng ly nước cam lên uống, chợt
thấy dưới tấm kiếng mặt bàn có một tấm hình chụp tại một hồ nước ở đâu đó, mà
người đứng bên cạnh Khánh Vân là một thanh niên lạ, chẳng biết có quan hệ gì với
nàng không. Thấy tôi chăm chú vào tấm hình, Khánh Vân hơi giật mình nhìn tôi,
nàng nói có vẽ không được tự nhiên.
-
Không .. không phải …đó là anh Nghĩa đang học Sư phạm, chỉ là… bạn thôi.
-
Vân đừng ngại, dù là bạn hay là gì đi nữa cũng chẳng sao đâu.
-
Không, …. Khoa đừng nghĩ gì khác, chỉ là bạn thôi mà.
-
Hôm nay Khoa đến đây, không biết lúc nào trở lại, nên muốn hỏi Vân đôi
điều mong Vân
thật lòng trả lời.
Khánh Vân im lặng hồi lâu mới
nhỏ nhẹ lên tiếng .
-
Khoa muốn nói với Vân điều gì, quan trọng lắm không.
-
Đối với Khoa rất quan trọng, Vân biết đó, dù bao năm xa cách hình bóng
Vân vẫn mãi trong tim Khoa. Sau ngày gia đình Vân về lại Sàigòn. Khoa rất buồn
có dò hỏi bạn bè, nhưng chẳng ai biết Khánh Vân ở đâu, may mà gặp chị Hoàng mới
tìm được ở đây. Bây giờ không biết tình cảm Vân dành cho Khoa có còn được như
xưa không.
Sau câu hỏi của tôi, Khánh Vân
thở dài.
-
Thật ra, từ lúc rời xa Đà Lạt, Vân cứ tưởng không còn có ngày gặp lại
Khoa nữa, và tình
cảm cũng vì đó mà phôi pha ít
nhiều theo năm tháng. Hôm nay gặp Khoa, Vân rất vui, đừng nhắc lại chuyện cũ
làm gì.
-
Khoa không trách gì Vân đâu. Điều đó cũng là lẽ tự nhiên thôi. Ngày mai
Khoa phải trở
về Đơn vị, không còn có dịp gặp
nhau, nên chẳng biết Khoa nói lên điều này với Vân có sổ sàng lắm không.
-
Khoa cứ nói, Vân nghe đây.
-
Trường hợp gia đình Khoa đến gặp hai bác về chuyện chúng mình, Vân có
thuận ý không?
Lúc này Khánh Vân nhìn thẳng
vào tôi rồi cúi mặt xuống nói như trách móc.
-
Tại sao lúc trước Khoa không nói.
-
Làm sao nói được, khi mà chúng ta còn trên ghế nhà trường, tương lai lại
vô định. Khoa
biết Vân rất khó xử về câu hỏi
này. Nhưng Khoa muốn nghe Vân trả lời thật với lòng mình.
Khánh Vân im lặng không trả lời.
Tôi nói tiếp.
-
Dù ngày xưa Khoa là người đến trước, nay lại là kẻ đến sau. Sự thể có phủ
phàng đến đâu,
Khoa cũng đành chấp nhận thôi.
Lúc này trên đôi má Khánh Vân đã có vài giọt lệ lăn dài. Tôi
không biết những giọt nước mắt này nàng khóc cho ai. Câu chuyện đang dở dang
thì một thanh niên từ bên ngoài đi vào. Khánh Vân đứng dậy giới thiệu với vẽ mặt
mất bình tĩnh.
-
Đây là Đăng Khoa bạn học cũ của Vân tại Đà Lạt và đây là anh Nghĩa.
Tôi đứng dậy bắt tay người thanh niên tên Nghĩa vừa vô nhà.
-
Chào anh,
Anh ta cũng đáp lại.
-
Chào ành.
Thấy Khánh Vân bối rối, và không muốn nàng khó xử trong hoàn
cảnh này, nên tôi chào từ biệt hai người. Khánh Vân đưa tôi ra cửa và nói.
-
Khoa cho Vân xin địa chỉ viết thư.
-
Để làm gì, có cần lắm không. Nói vậy nhưng tôi cũng cho nàng địa chỉ KBC
của tôi, và
rời khỏi nhà trong khi Khánh Vân đưa mắt nhìn theo.
Trở về Đơn vị làm việc khoảng tuần lễ thì nhận được thư của
Khánh Vân. Trong thư chỉ có 4 trang giấy học trò, nhưng tất cả đều bị nhòa mực
bởi những giọt nước mắt. Có lẽ Khánh Vân khóc nhiều trong lúc viết lá thư này đến
tôi. Nội dung thư, Khánh Vân thổ lộ hết những gì đã xảy ra trong đời nàng, kể từ
khi gia đình rời xa Đà Lạt và xa cả tôi. Đọc đi, đọc lại nhiều lần, tổi chỉ biết
thở dài mà buồn cho phận mình chứ chẳng biết trách ai. Những dòng chữ sau cùng,
Khánh Vân mong tôi tha thứ, đừng kết tội nàng là kể bạc tình. Khuyên tôi hãy
quên nàng, quên một mối tình không trọn, mà sớm lập gia đình để lòng nàng được
thanh thản, không bị ray rứt bởi cảnh trái ngang, và mong sao tôi gặp được người
bạn đời đức hạnh, thay thế nàng mang nhiều hạnh phúc đến với tôi trong suốt cuộc
đời. Riêng nàng thì luôn nguyện cầu Đức Mẹ ban phước lành cho tôi mỗi khi đi lễ
Nhà thờ.
Kể từ đây tôi không còn gì để nhớ để thương, tất cả đã xa rồi,
kỹ niệm ngày xưa nay chỉ còn lại trong ký ức mà thôi.
Một năm sau đó, tôi nhận được thiệp hồng của Khánh Vân báo
tin nàng thành hôn với Giáo sư Nguyễn hữu Nghia.
Rồi ngày tháng qua đi, vết thương lòng trong tôi cũng phai dần
theo năm tháng. Vào một buổi chiều sau giờ tan sở, tôi cùng ông chef được vị
Trưởng Phòng Nhì mời đến nhà dùng cơm tối. Lúc trò chuyện trong phòng khách,
chúng tôi được một thiếu nữ đến mời nước. Hỏi ra mới biết nàng là bà con của chủ
nhà và quê ở Châu Đốc, hiện là Công Chức Ty Tài Chánh Tỉnh.
Như con chim từng bị ná, tôi chẳng còn dám để tâm nhiều đến
phái nữ, dù người thiếu nữ tôi gặp hôm nay cũng có dáng hình xinh đẹp, nét mặt
dịu hiền, có nụ cười tươi luôn nở trên môi giống như Khánh Vân ngày xưa, với vẽ
đẹp tự nhiên ấy, dù cho ai khó tính đến đâu cũng phải nhìn nhận nàng thuộc vào
hàng phụ nữ có nhan sắc.
Cuộc đời có khi chuyện không mong lại đến, vào một buổi chiều, tôi đến khu Công Chánh tìm nhà một nhân viên, tình cờ đi ngang qua căn nhà có cửa sổ đang mở. Nhìn vô trong tôi ngạc nhiên thấy cô Công chức tôi thường gặp tại Ty Tài Chánh đang trong nhà, mà trước đây tôi gặp nàng ở chỗ khác. Vì muốn tìm hiểu, nên gõ cửa lấy lý do hỏi thăm nhà của nhân viên thuộc quyền . Cô nàng mở cửa, thấy tôi gật đầu chào và mời vô nhà. Để nàng khỏi ngạc nhiên, tôi nói ngay..
-
Tôi đang tìm nhà người quen, nên gõ cửa hỏi thăm, không ngờ gặp cô ở
đây.
-
Anh ngạc nhiên cũng phải, hôm trước anh gặp tôi. Đó là nhà người bà con,
còn đây là
nhà người chị ruột. Sau vài câu xã giao, Tôi mạnh dạn hỏi.
-
Nếu cô không chấp, xin cho hỏi, vì sao từ Châu Đốc xa xôi, mà đến làm việc
tại Thị Xã
bé nhỏ, sáng nắng chiều mưa này.
-
Đây là câu hỏi mà tôi thừờng phải trả lời. Như anh biết đó, tôi có người
bà con là Sĩ quan
phục vụ tại Tiểu Khu
này, muốn chị em tôi đến làm việc nơi đây vì khí hậu tốt, công việc lại thích hợp
với phụ nữ. Khi lên đây thấy đúng theo những gì ông ấy nói, nên ở luôn và làm
việc cho đến bây giờ. Chị tôi hiện nay là Giáo chức trường Tiểu học Công Lập và
tôi làm việc tại nơi anh thường gặp. Chuyện trò với nàng khá lâu, trước khi ra
về tôi xin phép hỏi nàng.
-
Lần sau tôi đến thăm, có làm phiền gia đình không.
-
Nhà không có gì cả, nếu anh không chê mời anh đến.
Tôi ra về với niềm vui nhỏ trong lòng, kể từ nay tôi có chỗ
để trò chuyện khỏi phải đi lang bang vô định như mọi khi.
Câu chuyện tôi thường đến nhà người nữ Công chức Ty Tài
Chánh, không mấy chốc cả Tòa Hành Chánh hầu hết ai cũng biết. Lạ lùng hơn nữa
những người thân quen, như ông Chef , ông anh rể của tôi, ông Trưởng Ty CSQG
người mà tôi thường tiếp xúc trong công việc, và cả người bà con của cô nàng đều
muốn tôi đến gần nàng thêm nữa để tiến tới hôn nhân.
Thời gian không lâu, cuộc hôn nhân của chúng tôi cũng được cử hành trọng thể,. Bây giờ gia đình được hạnh phúc, ngoài tình yêu cho nhau, chúng tôi không thể quên ơn những người đã góp phần tạo nên những gì chúng tôi có được ngày hôm nay.
Sau 3 tháng tu nghiệp Trường Tình Báo Quân Lực Hoa Kỳ Thái
Bình Dương tại Okinawa (USARPACINTS) trở về, nhằm lúc miền Trung chiến sự mỗi
ngày một gia tăng, đặc biệt các vùng Ba Tơ, Đức phổ thuộc Tỉnh Quảng Ngãi bị
đánh phá nặng nề nhất. Có thể vì tình thế như vậy, nên khi về Đơn vị chưa được
hai tuần thì được lệnh tăng phái một tháng, cho Chiến dịch Phản tình báo chiến
trường do Trung Ương phát động. Với trách vụ là Trưởng ban giải đoán tin tức
tình báo chiến thuật, nên công việc cũng khá bận rộn, đôi khi còn phải đích
thân đi phối kiểm các tin tức từ nơi xa, nhờ vậy mà tôi được biết thêm nhiều điều
về quê hương Núi Ấn, Sông Trà. May mắn hơn nữa, tôi có được một tài xế trẻ tuổi
sinh trưởng tại Quảng Ngãi, những lúc rổi rãnh tôi thường nhờ anh ta đưa thăm
các nơi sản xuất đường tán, đường phổi, đường phèn, kẹo gương, kẹo mạch nha , .
. .
Hoặc chạy xe trên Quốc Lộ 1A băng ngang qua cầu sông Trà
Khúc đến núi Thiên Ấn nằm im lìm về phía Bắc dòng sông hiền hòa để ngắm cảnh.
Ngoài ra, anh cũng giới thiệu với tôi các đặc sản của quê hương anh, nên tôi được
anh đưa đến các quán ăn có tiếng trong Thành Phố, để thưởng thức các đặc sản của
xứ Quảng, mà anh thường nói như món “Don” món “Ram” và nhiều món khác của Quán
72 trên đường Võ Tánh mà chủ nhân của quán này là ông Thiện. Chưa hết, anh còn
đưa tôi tới quán ông Giới đường Quang Trung (Trà Khúc) để thưởng thức món chim
Mía. Tất cả các món ăn này thật khoái khẩu và đều có hương vị rất đặc biệt. Anh
còn ví von, nếu ai đến Quảng Ngãi mà chưa dùng các đặc sản này, thì coi như
chưa đến Quảng Ngãi, câu nói đó cũng chẳng sai.
Thời gian trôi qua rất mau, chỉ còn một ngày nữa là tôi phải rời xa Thành Phố này, để trở về Đơn vị trong niềm luyến tiếc. Sáng hôm ấy tôi dậy sớm, sắp xếp gọn đồ cá nhân vào vali, nhờ anh tài xế đưa ra phố mua vài vật kỹ niệm, tiện thể chạy xe quanh Thành phố, nhìn lại các con đường tôi từng đi qua để chia tay lần cuối.
Quảng Ngãi tuy không là quê hương của tôi nhưng sao tôi thấy gần gũi quá, thời gian không còn bao lâu nữa là phải chia tay. Chia tay với người dân xứ Quảng hiền hòa, với dòng sông Trà khúc lặng lẽ chảy quanh, với cảnh núi Ấn mơ màng khi chiều xuống.
Bỗng anh tài xế cho xe dừng lại trước quán cà phê bên đường.
Tôi chưa kịp hỏi thì anh đã lên tiếng.
-
Mời ông Thầy vô dùng cà phê. Em bảo đãm ông Thầy sẽ nhớ mãi hương vị cà
phê xứ
Quảng của em. Tôi cười nhìn anh ta.
-
Ừ, để coi cậu nói đúng không.
Chúng tôi xuống xe đi vô quán. Một cậu bé độ 5,6 tuổi khoanh
tay chào.
-
Cháu chào hai bác. Tôi xoa đầu cháu mà khen cha mẹ khéo dạy cháu lễ
phép.
Quán giờ này cũng vắng khách, chúng tôi kéo ghế ngồi. Một
thiếu phụ từ bên trong đi ra hỏi.
-
Hai ông uống gì. Trong lúc tôi nhìn ra đường, anh tài xế ngồi đối diện với
tôi nhanh nhẩu
trả lời.
-
Chị cho tôi xin ly cà phê đen có đá, rồi anh ta nhìn tôi hỏi.
-
Ông Thày uống gì.
-
Xin chị cho ly cà phê sữa đá.
Trong lúc chờ đợi, tôi bật lửa đốt điếu thuốc Ruby Queen thả
nhẹ hơi khói, nhìn quanh thấy quán tuy nhỏ nhưng sắp xếp rât thứ tự và đẹp mắt.
Cháu bé lúc nãy bưng ly cà phê đen đi từ từ ra đặt trên bàn rồi chạy đi. Người
thiếu phụ chủ quán cũng vừa mang ly cà phê sữa định để trước mặt tôi, nhưng khựng
lại, khiến ly cà phê sắp đổ. Tôi đưa tay giử lấy ly cà phê trên tay nàng mà
không khỏi ngạc nhiên với cử chỉ lạ lùng của chủ quán. Đặt ly cà phê xuống bàn
nàng vội quay đi như muốn trốn chạy. Tôi đứng lên nhìn nàng, rõ ra là Khánh
Vân. Tôi kêu lên.
-
Kìa Khánh Vân! Sao Vân ….lại… ở đây.
Khánh Vân không nhìn tôi, nàng cúi mặt nói trong nghẹn ngào.
-
Chuyện dài lắm, không ngờ Vân gặp lại Khoa trong hoàn cảnh này.
Anh tài xế, hết nhìn tôi lại nhìn người chủ quán rồi ngạc
nhiên hỏi.
-
Ông Thầy có quen với chị chủ quán sao. Tôi không trả lời chỉ gật đầu.
-
Chắc đã lâu gặp lại, ông Thầy ngồi nói chuyện, em chạy ra phố một chút.
Đợi anh tài xế lái xe đi, Khánh Vân khép bớt cửa quán, nàng
kéo ghế ngồi đối diện với tôi gương mặt thoáng buồn. Câu bé lúc nãy thấy Khánh
Vân và tôi trò chuyện nên đến hỏi mẹ.
-
Ai vậy mẹ. Khánh Vân xoa đầu con và trả lời.
-
Cậu Khoa của con đó. Nàng quay sang tôi nói tiếp.
-
Bé Lâm con trai duy nhất của Vân.
Nhìn Khánh Vân tôi thấy quá thương xót cho nàng, nhưng vì muốn
biết chuyện gì đã xảy ra, nên lên tiếng hỏi.
-
Cả gia đình Vân đều là nhà giáo đang dạy học tại Sàigòn mà, sao lại phải
ra đây, Vân có
thể cho Khoa biết được không, nếu không tiện thì thôi.
Khánh Vân nhìn vào khoảng không, chậm rải trình bày hết nổi
lòng mình từ lâu khép kín.
-
Sau ngày anh Nghĩa ra trường được bổ nhiệm Giáo sư dạy lớp Đệ Tam của một
trường
Công Lập và Vân cũng được bổ nhiệm dạy một trường Trung học
Đệ Nhất cấp bên Gia Định
Vợ chồng Vân sống hạnh phúc bên nhau hơn một năm thì sinh bé
Lâm. Thế rồi vào một ngày Vân không nhớ rõ, anh Nghĩa nhận được điện tín của cô
em gái từ Quảng Ngãi báo tin “Mẹ đau nặng, anh Nghĩa về gấp”.
Nghe Vân kể đến đây tôi hỏi tắt ngang.
-
Anh Nghĩa là người sinh trưởng tại Quảng Ngãi phải không.
-
Phải, anh Nghĩa mồ côi cha lúc anh 15 tuổi là con trai trưởng, và anh chỉ
có cô em gái
duy nhứt tên Nga cùng sống chung với mẹ. Sau khi đậu Tú tài
toàn phần, mẹ anh khuyên nên thi vào Sư phạm để nối nghiệp cha. Vì thân phụ của
anh cũng là nhà giáo. Tuy có lời khuyên của mẹ nhưng anh vẫn đắng đo, sợ không ai chăm sóc mẹ khi phải vô thi Sư phạm
tại Sàigòn và cũng có thể sẽ phải làm việc tại đây. Thấy anh Nghĩa phân vân, cô
Nga cũng khuyên anh nên yên lòng mà lo cho tương lai. Mọi chuyện trong gia đình
đã có cô. Cả mẹ và em cùng khuyên bảo, nên anh yên tâm ra đi.
Sau khi tốt nghiệp, anh được bổ nhiệm dạy học tại Sàigòn.
Hôm nhận được điện tín, Anh Nghĩa vội vàng xin phép Trường về thăm mẹ, sau một
tuần thì anh trở về Sàigòn với nhiều nổi ưu tư. Anh cho biết bệnh tình của mẹ
chưa thuyên giãm, mà cô em gái sắp phải theo chồng làm việc tại Tỉnh khác. Biết
được như vậy, Vân đề nghị anh Nghĩa nên xin thuyên chuyển về dạy tại Quảng
Ngãi. Anh ngần ngại hỏi.
-
Còn Vân và bé Lâm thì sao
-
Vân cũng xin thuyên chuyển cùng con theo anh đến Quảng Ngãi, nếu không
được thì em
cũng sẽ xin thôi dạy để lo cho anh và bé Lâm đang cần sự
chăm sóc của em.
Mọi việc đâu đó đều được êm xuôi và sự chuẩn bị cho chuyến
đi không trở lại cũng tạm xong.
Đâu ngờ chuyến xe đò xuôi về miền Trung hôm ấy, là chuyến xe
định mệnh của gia đình Vân. Nói đến đây thì nàng bậc khóc, làm tôi cũng thấy xốn
xang trong lòng. Nàng nói tiếp.
-
Khoa biết không, xe chạy được một ngày đường thì xảy ra tai nạn do vụ
hai xe đụng nhau
vì tranh qua mặt trên khoảng đường quanh co. Kết quả cả hai
xe đều bị lật. Tai nạn khủng khiếp xảy ra gây thương vong cho nhiều người trên
hai xe. Chiếc xe của gia đình Vân đi chết 5 người có cả tài xế còn lại tất cả đều
bị thương. Anh Nghĩa ngồi bên ngoài bị thành xe đè gãy cả hai chân, trong lúc
đau đớn ấy mà anh còn cố gắng hỏi Vân và bé Lâm có sao không. Vân cho biết, bé
Lâm ngồi trong lòng nên không việc gì còn Vân thì bị thương bên cánh tay trái.
Tất cả người chết và bị thương được đưa vô bệnh viện cấp cứu. Trong số người bị
thương, anh Nghĩa là người bị nặng hơn cả, đến nổi việc chữa trị cho anh phải họp
bàn với nhiều Bác sĩ trong bệnh viện. Quyết định sau cùng của các Bác sĩ là anh
Nghĩa phải bị cưa cả hai chân phía dưới đầu gối 20cm. Lúc này Anh Nghĩa đang
hôn mê, còn Vân thì hoảng hốt trước tin sét đánh đó. Vân van xin các Bác sĩ
giúp đỡ cho anh Nghĩa chỉ phải cưa một chân thôi. Nhưng không được, các Bác sĩ
cho biết vì xương cả hai chân đều bị dập, không làm sao phục hồi được, nếu
không giải quyết ngay sẽ nguy hiểm cho nạn nhân. Lúc bấy giờ Vân khổ sở vô
cùng, chỉ biết khóc và khóc mà thôi, còn gì đau đớn cho bằng chồng thì sắp bị
cưa chân, còn Vân đang bị thương cánh tay lại phải ẩm bồng lo cho bé Lâm chẳng
biết trông cậy vào đâu. Nghe Vân kể đến đây tôi không làm sao cầm được nước mắt,
nhưng phải ngoãnh mặt nơi khác sợ Vân nhìn thấy càng làm nàng mủi lòng.
Ngưng giây lát. Vân tiếp tục nói.
Tuy Vân có khổ cực về tay chân, nhưng đổi lại cũng được an ủi
phần nào vì anh Nghĩa giờ đây cũng phụ
giúp Vân được vài công việc nhỏ bên trong quán, khi rỗi rãnh anh đọc báo và dạy
cho bé Lâm học, anh không thể ra ngoài tiếp khách như Vân. Mỗi khi thấy anh chống
nạn tỳ người vào cạnh bàn để rửa ly, tách, Vân không cầm được nước mắt thương
anh vô cùng.
Nghe Vân kể hết chuyện của đời mình lòng tôi se thắt, cảm
thương cho nàng sao lại gặp quá nhiều nổi bất hạnh.
Câu chuyện đến đây, thì cũng vừa lúc anh tài xế đem xe đến
giục tôi.
-
Ông Thầy từ giả chị đi, để còn về chứ chiều rồi. Ngày mai ông Thầy còn
phải lên đường
mà.
Anh tài xế nói xong, Vân nhìn tôi và nói rất nhỏ.
-
Ngày mai Khoa trở về với gia đình, cho Vân gởi lời thăm chị và các cháu,
mong gia đình
Khoa luôn hạnh phúc. Tiếc rằng gặp nhau quá đột ngột, Vân
không kịp chuẩn bị một vật kỷ niệm nào để tặng Khoa lúc này.
Mỗi câu nói của Vân như những mủi kim đâm vào lòng ngực. Tôi
nghẹn ngào nói không nên lời, đứng dậy nhìn Vân thật lâu, trong lúc nàng vẫn
còn rưng rưng nước mắt. Tôi cầm lấy tay nàng mà không muốn rời ra.
Sợ người tài xế chờ, Vân rút tay về và nói với tôi lời từ biệt
sau cùng.
Anh tài xế mở máy cho xe lăn bánh, nhìn ra sau tôi vẫn thấy
hai mẹ con Vân đứng trông theo,
cho đến khi xe khuất sau lớp bụi đường dầy đặc trong buổi chiều
phai nắng.
Nhật Minh (Sept, 1st 2014)
No comments:
Post a Comment